Răng hô hay răng vâu là tình trạng phổ biến nhiều người đang gặp phải, ảnh hưởng đến sự hài hoà của khuôn mặt, làm bạn mất đi sự tự tin mỗi khi cười hay giao tiếp. Nếu bạn muốn cải thiện nụ cười bằng cách niềng răng, đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé.
Mục lục
Hàm răng như thế nào là bị hô?
Răng hô (răng vâu) là một trong những dạng sai lệch tương quan giữa răng hàm trên và hàm dưới. Theo đó, răng cửa hàm trên sẽ đưa ra phía trước nhiều hơn, khiến cho 2 môi không khép lại một cách tự nhiên. Dù cố gắng kéo môi dài ra sẽ dẫn tới các nếp nhăn ngày càng nhiều, khuôn mặt bị già trước tuổi.
Xem thêm: Tướng số của người có răng hô vẩu chìa ra ngoài
Răng hô được chia thành 2 mức độ là:
- Răng hô nhẹ: nếu không chú ý quan sát sẽ khó phát hiện ra bởi răng hàm trên không mọc theo phương thẳng đứng mà chỉ mọc lệch một chút về phía trước khoảng 20-30 độ so với hàm dưới. Để nhận biết có bị hô nhẹ không, bạn nhìn theo góc nghiêng. Nếu thấy hướng răng không thẳng, hơi chìa nhô ra ngoài thì đó là hô nhẹ. Còn biết chính xác hơn đến các nha khoa uy tín là chính xác nhất.
- Răng hô nặng: trường hợp này rất dễ nhận ra bằng mắt thường khi phần răng trên nhô ra rất nhiều so với răng hàm dưới. Vì thế, phần môi trên nhô chéo ra rất rõ ràng.
Ngoài ra, răng hô còn được chia thành nhiều dạng phức tạp hơn như:
- Răng hô hàm trên: cấu trúc xương hàm trên phát triển quá mức, xương hàm trên nhô ra, 2 hàm không khớp nhau, khả năng phát âm, chức năng ăn nhai, gương mặt bị ảnh hưởng.
- Răng hô hàm dưới: cằm bị lệch, răng hàm dưới nằm ngoài răng hàm trên. Khi ngậm miệng, hàm có thể bị lệch sang phải hoặc trái.
- Răng hô cằm lẹm: thông thường một gương mặt cân đối được đánh giá tổng thể: đỉnh cằm, môi, đỉnh mũi tạo thành đường thẳng. Cằm bị lẹm là do cấu trúc của xương hàm quá ngắn, dáng cằm bị hụt vào trong khiến cho gương mặt biến dạng.
- Răng hô làm môi dày: do răng hàm trên bị đưa ra ngoài quá mức so với hàm dưới, môi dày, nhọn, miệng không khép vào được.
- Răng hô hở lợi: khi cười, nướu răng bị lộ ra nhiều do thân răng quá ngắn, không tương xứng giữa chiều cao răng và lợi khi cười.
Có thể bạn quan tâm: Răng hô nhẹ có cần thiết phải niềng?
Các nguyên nhân gây hô răng là gì?
Tình trạng hô răng có thể do yếu tố di truyền hoặc hình thành thói quen xấu ngay từ khi còn nhỏ.
– Yếu tố di truyền
Đa số người bị răng hô đều có người thân như ông bà, cha mẹ cũng gặp trường hợp tương tự như vậy. Thông thường trẻ mới sinh ra sẽ có sự sai biệt tự nhiên giữa xương hàm trên và hàm dưới. Lúc bé lớn lên, sự tăng trưởng của xương hàm dưới với cường độ cao sẽ xoá đi sự sai biệt này. Nếu xương hàm trên phát triển quá mức hoặc xương hàm dưới kém phát triển do yếu tố di truyền sẽ làm sai lệch khớp cắn hay gọi là hô.
– Các thói quen xấu
Ngày bé trẻ thường có những thói xấu như: mút tay, đẩy lưỡi, ngậm núm vú giả quá lâu…gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xương và răng, dẫn tới tình trạng răng bị hô, vẩu. Khi đã phát hiện ra, cha mẹ nên giúp trẻ loại bỏ thói quen này, đồng thời đưa bé đi khám nha sĩ càng sớm càng tốt.
Răng hô có chữa được không?
Nhiều người thắc mắc không biết răng hô có chữa được không? Câu trả lời là: Có. Để điều trị răng hô gồm các phương pháp chính là: niềng răng, phẫu thuật hàm.
- Niềng răng hô: Áp dụng cho trường hợp hô bị sai lệch về răng. Phương pháp này giúp sắp xếp các răng về đúng vị trí như mong muốn, chỉnh lại khớp cắn chuẩn nhất. Các phương pháp niềng răng hô hiện nay gồm: niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, niềng răng mắc cài kim loại tự đóng, niềng răng mắc cài sứ truyền thống, niềng răng mắc cài sứ tự đóng, niềng răng mắc cài mặt trong, niềng răng trong suốt Invisalign.
- Phẫu thuật hàm: Áp dụng khi hô do xương hàm. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để cải thiện thẩm mỹ cho khuôn mặt.
- Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm: Áp dụng khi bị hô do răng và xương hàm hoặc hô do xương hàm nhưng răng mọc lệch lạc nhiều, cần sự kết hợp của cả 2 phương pháp mới cho hiệu quả tốt nhất.
Niềng răng hô bằng phương pháp nào hiệu quả?
Niềng răng hô là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay, áp dụng được cho cả răng hô nhẹ và nặng. Đặc biệt với sự phát triển không ngừng của nha khoa, bạn có nhiều lựa chọn khác nhau.
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là cách làm truyền thống nhưng vẫn được đánh giá cao về hiệu quả khi cải thiện rất tốt tình trạng răng hô. Mắc cài kim loại được cấu tạo gồm dây cung cố định trong rãnh mắc cài nhờ thun buộc cố định. Loại thun này có độ đàn tốt và đảm bảo cho quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục.
Hiện nay, mắc cài kim loại được chia thành: mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự buộc. Trong đó, niềng răng mắc cài thường dùng dây thun để buộc dây cung vào từng mắc cài cho từng răng. Còn mắc cài tự buộc được thiết kế nắp trượt nhờ vậy mà dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài, giảm tối đa lực ma sát và rút ngắn thời gian niềng răng.
- Ưu điểm của niềng răng hô mắc cài kim loại: Cho hiệu quả tốt, chi phí thấp nhất.
- Hạn chế của niềng răng hô mắc cài kim loại: Tính thẩm mỹ kém khi lộ ra dấu vết đang niềng răng, khiến người đeo không tự tin khi giao tiếp, dễ tổn thương má, nướu,…
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ cũng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự với mắc cài kim loại. Tuy nhiên, phần mắc cài được làm bằng sứ nguyên chất, tương đồng với màu sắc của răng nên tính thẩm mỹ cao hơn. Thậm chí nhiều người đeo niềng còn không bị phát hiện đang chỉnh nha. Bạn cũng hoàn toàn cảm thấy yên tâm khi giao tiếp. Tương tự mắc cài kim loại thì niềng răng mắc cài sứ được chia ra: mắc cài sứ truyền thống và mắc cài sứ tự buộc.
- Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ: Tính thẩm mỹ cao hơn.
- Nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ: Chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại.
Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong cũng là phương pháp chỉnh răng hô hiệu quả. So với 2 công nghệ ở trên, mắc cài mặt trong có tính thẩm mỹ cao hơn khi “giấu” hoàn toàn khí cụ vào mặt trong của răng. Đây cũng là giải pháp tốt cho người thường xuyên phải giao tiếp.
- Ưu điểm của niềng răng mắc cài mặt trong: Không lộ dấu vết chỉnh nha
- Nhược điểm của niềng răng mắc cài mặt trong: Khó khăn hơn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng, dễ bị tổn thương má, nướu,…
Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign được coi là phương pháp mới và tiên tiến nhất hiện nay. Không cần những khí cụ cồng kềnh, việc bạn cần làm chỉ là đeo khay niềng trong suốt vẫn có thể chỉnh nha theo ý muốn. Tuỳ theo tình trạng của mỗi người là chuỗi khay niềng bao gồm từ 20-48 khay khác nhau theo từng thời điểm. Chất liệu làm khay đặc biệt, an toàn, được bo viền cẩn thận nên bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái.
- Ưu điểm của niềng răng trong suốt Invisalign: Tính thẩm mỹ cao nhất trong các phương pháp, ăn uống và vệ sinh răng miệng thoải mái, không bị đau má, nướu,…
- Nhược điểm của niềng răng trong suốt Invisalign: Chi phí cao nhất.
Mỗi phương pháp niềng răng hô đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Trước khi quyết định lựa chọn, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như dựa vào khả năng tài chính của mình nhé.
Đọc thêm: 7 lưu ý bạn cần biết trước khi có ý định niềng răng trong suốt
Một số câu hỏi thường gặp khi niềng răng hô
Niềng răng hô có phải nhổ răng không?
Răng hô được chia thành nhiều dạng khác nhau như hô do răng, hô do xương hàm hoặc hô do cả 2 yếu tố trên. Do vậy trước khi quyết định xem niềng răng hô có phải nhổ răng không, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, thu thập dữ liệu và đưa ra phác đồ điều trị chính xác nhất.
Nếu hàm răng hô không đủ chỗ trống để đưa khí cụ vào bên trong, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Thông thường, răng nhổ là răng số 4, số 5 hoặc số 8 (răng khôn). Nhổ bao nhiêu răng cũng tuỳ thuộc vào đặc điểm khung hàm mỗi người. Nhổ răng khi niềng răng hô sẽ không có bất kỳ nguy hiểm nào nếu bạn chọn được bác sĩ giỏi, tay nghề cao cùng với trang thiết bị hiện đại. Nhổ răng theo đúng quy chuẩn giảm thiểu sự tác động đến mô mềm xung quanh, tránh làm tổn thương đến xương hàm. Quá trình diễn ra nhẹ nhàng, ít sưng đau. Nếu mà cần nhổ thì trong ngày đầu, bạn ăn các đồ nhẹ nhàng như cháo, súp…Đến ngày thứ 3 là có thể ăn uống thoải mái như bình thường.
Niềng răng hô cho người lớn có hiệu quả không?
Niềng răng hô cho người lớn có hiệu quả không cũng là mối quan tâm chung của nhiều khách hàng, đặc biệt với người đã trên 30 tuổi. Theo các chuyên gia, niềng răng hô cho người lớn vẫn đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, niềng răng ở độ tuổi này sẽ gặp một số khó khăn nhất định khi xương và răng đã phát triển hoàn toàn và ổn định. Việc thiết kế mắc cài cho mỗi giai đoạn niềng răng để phù hợp với cung hàm phức tạp hơn. Bên cạnh đó, thời gian hoàn tất quá trình niềng răng cho người lớn cũng mất nhiều thời gian hơn so với người nhỏ tuổi. Vậy nên khi người lớn niềng răng cần kiên nhẫn mới đem lại kết quả tốt nhất.
Niềng răng hô có đau không?
Như bạn đã biết thì niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ nha khoa để nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, giúp răng đều đặn, chuẩn khớp căn. Khi dây cung được siết nhằm kéo dịch chuyển răng sẽ tạo ra lực ma sát khiến răng hơi ê buốt. Nhưng cảm giác này chỉ diễn ra vài ngày đầu rồi bạn sẽ quen dần với sự hiện diện của khí cụ trong khoang miệng. Ngoài ra, có rất nhiều phương pháp niềng răng hiện nay. Nếu mà không thích dùng loại khí cụ, bạn chọn khay niềng trong suốt Invisalign đảm bảo không lo đau nhức răng.
Quá trình niềng răng hô diễn ra trong thời gian dài và dưới đây là những giai đoạn mà bạn có cảm giác căng tức, ê buốt một chút:
– Khi tách kẽ răng: Nếu các răng nằm quá khít với nhau, khó mắc khí cụ thì các bác sĩ sẽ dùng thun tách kẽ răng trước khi niềng. Sau khi tách kẽ, bạn thấy hơi ê răng, cộm, hơi đau khi ăn nhai. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần, hết hẳn khi bạn đeo niềng quen.
– Khi nhổ răng tạo khoảng cách dịch chuyển răng: Đây cũng là giai đoạn nhiều người lo sợ. Nhưng có cần nhổ răng hay không còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Hơn nữa nếu phải nhổ thì với công nghệ ưu việt hiện nay, quá trình diễn ra thuận lợi, hạn chế tối đa tình trạng đau nhức.
– Sau khi gắn mắc cài: Những ngày đầu đeo mắc cài khiến mọi người cảm thấy lo lắng. Điều này cũng dễ hiểu bởi khoang miệng chưa quen với các khí cụ lạ lẫm nên sẽ cảm thấy hơi vướng víu. Tuỳ vào cơ địa, độ nhạy cảm của răng mà cảm giác đau ở mỗi người không giống nhau.
– Khi siết răng định kỳ: Sau một thời gian, bạn cần tái khám để bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng. Tiếp đó là tiến hành siết răng giúp chúng dịch chuyển theo đúng phác đồ điều trị. Việc điều chỉnh này có thể làm bạn cảm thấy đau nhưng dần dần rồi mọi chuyện sẽ ổn cả nhé.
Để hạn chế tối đa tình trạng đau nhức khi niềng răng hô, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Dùng đá viên bọc trong vải sạch và chườm xung quanh vùng má
- Nên ăn những thực phẩm mềm, mịn, nghiền nhỏ như cháo, bún, miến, súp…trong giai đoạn kể trên.
- Không ăn những đồ quá cứng, dẻo như bỏng ngô, cánh gà chiên, kẹo cứng, táo, cà rốt, kẹo cao su…
Niềng răng hô mất thời gian bao lâu?
Niềng răng hô mất thời gian bao lâu cũng là quan tâm của nhiều người. Vì niềng răng sử dụng khí cụ để tạo lực kéo răng, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm nên quá trình này không thể nóng vội. Thông thường, thời gian niềng răng hô kéo dài từ 12-24 tháng hoặc có thể hơn với trường hợp nặng.
Trên thực tế, thời gian niềng răng hô mất bao lâu còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, mức độ hô của răng, phương pháp niềng răng…
– Độ tuổi niềng răng: Niềng răng hô mất bao lâu bị ảnh hưởng nhiều bởi độ tuổi niềng răng. Người trưởng thành chắc chắn có thời gian lâu hơn so với trẻ em. Bởi xương hàm và răng ở người lớn đã phát triển ổn định hơn nên việc di chuyển cần quá trình dài hơn. Vậy nên, can thiệp niềng răng hô từ sớm cho trẻ đang được nhiều gia đình đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Điều này giúp việc chỉnh nha rút ngắn, dễ dàng hơn, ít đau nhức.
– Phương pháp niềng răng hô: Như đã trình bày ở trên, niềng răng hô có nhiều phương pháp như niềng răng mắc cài kim loại thường, mắc cài kim loại tự đóng, mắc cài sứ thường, mắc cài sứ tự đóng, niềng răng trong suốt Invisalign. Mỗi phương pháp có những ưu điểm, hạn chế riêng. Điều này tác động tới thời gian niềng răng.
– Tình trạng răng miệng và độ sai lệch của răng: Ở mỗi người có mức độ răng hô khác nhau. Người răng bị hô nhẹ thì việc sắp xếp lại các răng sẽ mất ít thời gian hơn. Còn người bị hô nhiều, răng mọc dày, khấp khểnh, lệch lạc…, hay phải nhổ răng nữa thì thời gian niềng sẽ lâu hơn.
– Tay nghề của bác sĩ và công nghệ niềng răng: Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém là bạn cần chọn được địa chỉ niềng răng uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại. Khi đó, quá trình chỉnh nha được kiểm soát giúp răng về đúng vị trí trong thời gian sớm nhất.
Chi phí niềng răng hô hết bao nhiêu?
Vấn đề chi phí niềng răng hết bao nhiêu luôn được nhiều người quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nha khoa, khách hàng có thêm nhiều lựa chọn cùng với mức giá khác nhau:
- Niềng răng mắc cài thường: Khoảng 20 – 30 triệu
- Niềng răng mắc cài tự động: Khoảng 30 – 45 triệu
- Niềng răng mắc cài sứ tự động: Khoảng 40 – 50 triệu
- Niềng răng trong suốt Invisalign: Khoảng 50 – 120 triệu
Lưu ý: mức giá trên còn tuỳ thuộc vào tình trạng hô của răng, các bệnh răng miệng (nếu có), độ tuổi,… Do vậy để biết chính xác giá cụ thể, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín sẽ được bác sĩ thăm khám cụ thể và báo giá cho trường hợp của mình nhé.
Bác sĩ Phạm Hồng Đức – chuyên gia chỉnh nha AAO
Bác sĩ Phạm Hồng Đức là người đã có nhiều du học nước ngoài, tích luỹ được kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm phong phú.
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
- Bác sĩ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt thứ hạng Blue Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 6500 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Đa dạng các phương pháp niềng răng hô
Hiểu được nhu cầu muốn tiếp cận với những công nghệ chỉnh nha mới nhất, nha khoa Thuý Đức đã đưa ra nhiều phương pháp niềng răng hô như:
- Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
- Niềng răng mắc cài kim loại tự động
- Niềng răng mắc cài sứ truyền thống
- Niềng răng mắc cài sứ tự động
- Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ tại nha khoa Thuý Đức có thêm sự hỗ trợ của mắc cài thông minh DAMON: Damon Q2 và Damon Clear 2 đều thuộc loại mắc cài tự động. So với thế hệ cũ thì mắc cài Damon Q2 và Damon Clear 2 có khả năng nhân đôi khả năng xoay răng, giúp quá trình chỉnh nha diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Thiết kế các mặt bo viền nên việc thay dây và vệ sinh cũng dễ dàng.
Ưu điểm vượt trội của niềng răng mắc cài thông minh DAMON
- Giảm tối đa tình trạng đau nhức răng
- Có thể tháo niềng sớm hơn tới 6-9 tháng và rút ngắn thời gian trị liệu
- Răng trở nên chắc khoẻ hơn, ít bị bào mòn
- Không mất nhiều thời gian đến gặp bác sĩ
- Hạn chế tối đa việc nhổ răng hay dùng khí cụ nong hàm
- Hạn chế vi khuẩn tích tụ lại, không để răng bị sâu, viêm nướu…
Niềng răng trong suốt Invisalign sử dụng chất liệu SmartTrack độc quyền, an toàn tuyệt đối cho cơ thể, không sợ bị ố vàng khay hay răng. Mọi người sẽ cảm nhận rõ “niềng mà như không niềng”, hoàn toàn không lộ dấu vết thẩm mỹ, thoải mái ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Sở hữu đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, nha khoa Thuý Đức là địa chỉ niềng răng hô uy tín hàng đầu cho mọi nhà.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 086.690.7886 – 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ